TY REN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Ty ren là gì?
Ty ren được coi là chi tiết quan trọng trong lắp ghép. Nó là một thanh thẳng, có chiều dài dao động từ 1 – 3 mét, dùng để liên kết các kết cấu phụ (hệ thống điện nước tòa cao tầng, hệ thống cáp, hệ thống cứu hỏa,…) với các kết cấu cố định của công trình hoặc dùng cố định cốp pha đổ bê tông.
Hiện nay, có rất nhiều ty ren khác nhau với sự đa dạng về kích thước, chất lượng, chất liệu. Các bạn nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng, tài chính và các điều kiện thi công thực tế để có lựa chọn phù hợp, đảm bảo thi công an toàn.
Có những loại ty ren nào?
Thông thường, người ta phân loại ty ren dựa trên những yếu tố sau:
Phân loại theo độ bền
Vì thanh ren chủ yếu dùng để kéo các chi tiết khác nên yếu tố lực bền rất quan trọng. Người sử dụng cần tính toán xem với lực bền và tiết diện như vậy thì thanh ren có thể chịu được vật nặng bao nhiêu, từ đó có lựa chọn phù hợp.
Một số loại ty ren phổ biến:
– Ty ren cấp bền 4.8: là ty ren có cấp bền ở mức bình thường, có khả năng chịu lực kéo tối thiểu là 4000kg/cm2.
– Ty ren cấp bền 5.6: là ty ren có cấp bền ở mức trung bình, khả năng chịu lực kéo tối thiểu là 5000kg/cm2.
– Ty ren cấp bền 8.8: là ty ren có cấp bền cao, khả năng chịu lực lớn, tối thiểu là 8000kg/cm2.
Phân loại theo lớp mạ
Các ty ren thường có một lớp “áo” mạ phía bên ngoài để đảm bảo tính thẩm mỹ khi lắp ghép các sản phẩm nội thất và tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết. Dựa theo lớp mạ này, người ta có thể chia ra các loại sau:
– Ty ren mạ điện phân: đây được coi là loại ty ren phổ biến nhất bởi độ bền cao trong môi trường khô ráo và giá thành phổ thông.
– Ty ren mạ kẽm nhúng nóng: loại này có khả năng chịu đựng điều kiện môi trường ngoài trời khá tốt, với lớp mạ dày, đường kính ty ren lớn.
– Ty ren nhuộm đen: thường dùng với những ty ren có cấp bền 8.8.
– Ty ren màu thép: đây là loại ty ren thô, không qua bước xử lý sau khi tạo ren mà đem ra sử dụng luôn.
Phân loại theo kích thước
Dựa vào đường kính của ty ren mà người ta chia ra nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến một số loại cơ bản là:
– Ty ren D12 (phi 12): có đường kính 12mm, thường dùng trong cố định cốp pha tấm, cốp pha cột,…phục vụ đổ bê tông và có nhiều ứng dụng khác trong thi công xây dựng.
– Ty ren D17 (phi 17): có đường kính 17mm, cùng với bát chuồn D17 tạo thành chi tiết kết nối, cố định các tấm ván cốp pha trước khi đổ bê tông, khóa ty xuyên tường, thành đà, khóa góc cột và nhiều ứng dụng khác.
– Ty ren D6 (phi 6): đường kính phôi để cán ren khoảng từ 4,6mm – 5mm.
Những phương pháp tạo ty ren?
Hiện nay, có 2 phương pháp chính để tạo ty ren là: tiện ren và cán ren (gọi khác là lăn ren).
Phương pháp tiện ren được sử dụng nhiều trước đây, độ dài ty ren tạo ra thường dưới 2m và phôi tạo ty ren phải có độ cứng vừa phải. Do chất lượng chưa cao và hiệu quả kinh tế không đáp ứng được thị trường nên hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp cán ren.
Cán ren có thể cho độ dài ty ren dài vô tận – về mặt lý thuyết, và thời gian sản xuất nhanh hơn, đồng thời cho ty ren có cấp bền tốt hơn.
Ngoài ra, gần đây người ta còn áp dụng một phương pháp khác là miết – đối với những chi tiết rỗng hoặc tấm